Freelancer là gì? Các kỹ năng cần có của một Freelancer

by Diên Vĩ

Làm freelancer đang trở thành một xu hướng ngày càng trở nên phổ biến. Bạn đang muốn và có dự định chuyển sang làm freelancer nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu? Liệu có phải ai cũng phù hợp với nghề freelancer? Một freelancer cần có những kỹ năng quan trọng nào? Bài viết sau đây với sự trải nghiệm cá nhân, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghề freelancer.

1. Freelancer Là Gì?

Freelancer là gì?

Freelancer là danh từ dùng cho những người làm việc tự do. Họ có thể tự nhận công việc, dự án của khách hàng hoặc làm cho công ty nhưng không phải làm fulltime 8 tiếng một ngày như nhân viên văn phòng.

Nghề freelancer phù hợp với tất cả mọi người. Bất kể là sinh viên, nhân viên văn phòng, mẹ bỉm sữa, du học sinh,… đề có thể làm freelancer.

Bạn có thể trở thành freelancer fulltime hoặc partime, đó là nghề chính hoặc nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn. 

2. Những Nghề Freelancer Phổ Biến

HIện nay, có rất nhiều công việc freelance khác nhau, tuỳ thuộc vào chuyên môn và sở thích của bạn. Các công việc freelancer phổ biến như:

2.1. Lĩnh vực viết lách, sáng tạo nội dung:

  • Blogger
  • Content writer
  • Copywriter
  • Content Creator
  • Nghề tiếp thị và PR
  • Quản trị website, fanpage
  • Chạy quảng cáo các nền tảng mạng xã hội…

Đây luôn là lựa chọn hàng đầu khi tham gia ngành nghề này và cũng có nhu cầu lớn nhất hiện nay. Công việc chính là lên ý tưởng và viết content ở các nền tảng. Nếu bạn yêu thích những con chữ, sáng tạo, cập nhật xu hướng, đây là công việc bạn có thể tìm hiểu và theo đuổi. Nói đến viết lách nhưng ở mỗi nền tảng, mỗi mảng đều có kiến thức và yêu cầu khác nhau.

Đây cũng là công việc hiện tại của mình: Viết nội dung Content Website cho các dự án.

2.2. Mảng thiết kế

Không chỉ cần sử dụng thành thạo một số phần mềm và công cụ nhất định, bạn cần có sáng tạo để hoàn thành yêu cầu từ khách hàng. Làm việc trong lĩnh vực này, bạn có thể nhận những dự án như Thiết kế hình ảnh, thiết kế đồ họa, template, video, logo,…

2.3. Lĩnh vực công nghệ:

Làm việc trong lĩnh vực này bao gồm các dịch vụ chính như làm website, chỉnh sửa lỗi web app, phát triển phần mềm. Bạn cũng có thể cung cấp những dịch vụ như tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO)…

2.4. Nghề dạy học trực tuyến, life coaching:

Đây là công việc có nhiều tiềm năng và nhiều người đang tìm kiếm. Bởi nhu cầu ngày càng tăng và mức thu nhập cao thường được tính theo giờ. Bạn có thể dạy thông qua công ty, hoặc tự mở lớp, coach 1:1…

2.5. Dịch thuật:

Nếu bạn thông thạo một ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp,… có kiến thức vững vàng, am hiểu về ngôn ngữ, sử dụng từ linh hoạt và sâu rộng, bạn có thể nhận những dự án dịch văn bản hành chính, dịch sách, phụ đề phim; phiên dịch tại các cơ quan, tập đoàn, công ty, các tổ chức. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có vốn từ tiếng Việt phong phú.

2.6. Công việc trợ lý cá nhân từ xa (Virtual Assistant)

Cũng giống với một thư ký truyền thống bạn sẽ phải sắp xếp công việc tập trung vào các đầu việc chính như quản lý dự án, theo dõi tài chính, đốc thúc các đầu việc, đặt lịch và làm việc với đối tác của khách hàng. Tuy nhiên, bạn sẽ không phải mất thời gian di chuyển, chỉ với với một chiếc điện thoại thông minh, máy tính.

3. Lợi ích khi là một Freelancer là gì?

Khi nhắc đến Freelancer, hẵn nhiều người trong chúng ta đều nghĩ đến một công việc ” Tự do” đáng để theo đuổi. Những lý do mà nhiều người lựa chọn làm Freelancer là bởi nó mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể:

  • Sự tự do- Tự do về thời gian và không gian làm việc: đây là lý do mà hầu hết các Freelancer hướng đến công việc này. Thay vì mỗi ngày đến văn phòng làm việc trong khung thời gian cố định, bạn có thể lựa chọn làm việc vào khoảng thời gian bạn thấy tập trung nhất. Và làm bất cứ nơi đâu bạn muốn như ở nhà, quán cafe, thư viện đặc biệt là những lúc du lịch. Bạn có thể đi du lịch cùng với chiếc laptop bên cạnh.
  • Bạn không bị kiểm soát: Nếu là một nhân viên công sở chắc chắn bạn sẽ phải luôn báo cáo công việc cho cấp trên hằng ngày, luôn phải cố gắng thích nghi với văn hóa công ty, đồng nghiệp hay làm hài lòng cấp trên. Trái lại, khi là một Freelancer bạn hoàn toàn không phải lo lắng vì những điều trên. Đây cũng chính là điều mang đến sự sáng tạo- yếu tố cần thiết cho Freelancer mà môi trường công ty khó đem lại được. Bạn tự do và thỏa thích thực hiện để hoàn thành công việc đúng thời hạn như đã thống nhất với đối tác mà không cần phải báo cáo cụ thể. Đối với những ai yêu thích sự tự do, không muốn bị kiểm soát hay gò bó bởi người khác thì công việc của Freelancer sẽ là một sự lựa chọn phù hợp.
  • Làm freelance cho bạn nhiều sự lựa chọn. Khi làm Freelance, cho phép bạn làm nhiều công việc, nhiều công ty cùng một lúc toàn quyền lựa chọn công việc hay người chủ dự án mà bạn cảm thấy phù hợp. Nếu công việc đó không đúng chuyên môn của bạn hay tiền lương quá thấp, bạn có thể từ chối nó mà không có bất cứ ràng buộc gì và nhanh chóng tìm một công việc phù hợp hơn.
  • Cải thiện năng lực chuyên môn và các kĩ năng: Trong quá trình làm việc với nhiều khách hàng và dự án bạn sẽ được luôn luôn được làm, học, và dần thấy sự phát triển bản thân. Mỗi dự án, mỗi khách hàng có những phương thức làm việc khác nhau. Ví dụ, cùng là công việc viết nội dung Website nhưng mình gặp mỗi khách hàng mỗi yêu cầu về công việc. Có khách hàng yêu cầu phần tích keyword, các yếu tố SEO. Nhưng cũng có khách hàng dễ hơn, chỉ cần có bố cục và văn phong ổn…Với lượng công việc và yêu cầu từ khách hàng đòi hỏi bạn phải thích ứng và được thực hành ngày càng nhiều. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cơ hội nâng cao kĩ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc độc lập…
  • Mở rộng mối quan hệ và có thêm nhiều cơ hội khác. Trong quá trình làm việc, mỗi Freelancer luôn có nhu cầu mở rộng mối quan hệ không chỉ là có cơ hội phát triển công việc mà còn có nhiều trải nghiệm thêm gia vị cho nghề.
  • Quan trọng hơn nữa, làm freelancer có nguồn thu nhập linh động hơn. Thu nhập này sẽ đến từ nhiều phía, không chỉ từ một công việc nhất định. Năng lực của bạn càng cao thì thu nhập của bạn càng lớn, không giới hạn.

Tuy nhiên, để được những điều trên ai cũng đều bắt đầu từ những bước đi nhỏ nhất, có thể là những ngày tháng làm việc không công chỉ để có kinh nghiệm. Là những ngày làm, sai, sửa, làm lại và cải thiện. Thậm chí đó là một sự đánh đổi.

4. Các Kỹ Năng Cần Thiết Của Một Freelancer

Để làm bất kỳ công việc gì, kỹ năng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy để trở thành một Freelancer chuyên nghiệp, những kỹ năng cần có của nghề Freelancer là gì? Bạn cần đáp ứng tối thiểu 4 kỹ năng sau đây để ngày càng phát triển hơn trong công việc.

Những kỹ năng cần thiết của một Freelancer

4.1. Các kỹ năng chuyên môn

Để có thể trở thành thành một freelancer thành công thì điều kiện “tiên quyết” là bạn trang bị cho mình một nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc. Ngoài các kiến thức được trang bị khi còn là sinh viên bạn còn cần chủ động trao dồi thêm thông qua các khóa học hoặc kho tàng tri thức trên internet. Bởi một công việc linh hoạt đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn đủ sâu và rộng, luôn luôn cập nhật và tích lũy chuyên môn cho lĩnh vực đó. Ví dụ: là một freelancer Content bạn có thể chủ động tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn trên trang Hubspot, LinkedIn…Một khi chuyên môn của bạn càng cao thì số hợp đồng bạn nhận về càng nhiều, thu nhập càng cao.

Ngoại ngữ: nếu bạn có thể sử dụng tiếng Anh hỗ trợ cho công việc của bạn sẽ là một lợi thế vô cùng lớn. Bạn có thể làm việc với khách hàng nước ngoài như Upwork, Fiverr, Amozon… Và thu nhập cao không giới hạn.

Kỹ năng tin học để hỗ trợ tốt nhất cho công việc. Với một chiếc laptop nhưng bạn có thể làm được rất nhiều việc. Bạn cần biết sử dụng những công cụ cần thiết cho lĩnh vực của bạn. Ví dụ là một Content Writer bạn cần biết sử dụng thêm Canva để thiết kế hình ảnh, Google Sheet để lên kế hoạch nội dung bài viết…

Bởi môi trường freelance hiện nay rất năng động và thu hút, nếu không tự “làm mới” mình bạn sẽ sớm bị tụt lại và bị lãng quên trong môi trường đầy cạnh tranh này.

 4.2. Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian

Đây là kỹ năng quan trọng nhất của một Freelancer chuyên nghiệp ngoài kỹ năng chuyên môn. Bởi chắc chắn khi làm việc công việc này bạn sẽ nhận một lúc nhiều dự án khác nhau và câu chuyện deadline không còn quá xa lạ, thậm chí deadline nhiều hơn khi làm văn phòng. Bạn cần phải biết tối ưu và sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc một cách hợp lý. Việc sắp xếp thời gian khoa học sẽ giúp bạn đảm bảo tiến độ công việc, không ảnh hưởng khách hàng cũng như uy tín của bản thân và một phần không làm ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt của bản thân. Cụ thể, bạn có thể rèn luyện kỹ năng này khi là một Freelancer như sau:

Thứ nhất, khi bắt đầu nhân một dự án bạn cần nắm chắc về thời gian cần hoàn thành để lên kế hoạch làm việc ngay để tránh tình trạng chạy Deadline, với những dự án quan trọng và có deadline gấp trước bạn cần ưu tiên để hoàn thành. Tuyệt đối đừng để “nước đến chân mới nhảy” khiến bạn rơi vào trạng thái “khủng hoảng”, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Một khi bạn hoàn thành trước bạn cũng sẽ cảm thây thoải mái hơn.

Thứ hai, mỗi ngày bạn cần lên danh sách công việc cần làm To-do-list và phân chia theo mức độ ưu tiên dần, đo lường thời gian làm mỗi công việc và hoàn thành theo kế hoạch. Như vậy bạn dễ theo dõi quá trình làm việc của bản thân và tránh thiếu sót những công việc khác.

Thứ ba, hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội trong quá trình làm việc. Bởi vì làm việc một mình, không ai quản thúc nên rất dễ lên mạng. Và khi sử dụng chúng ta rất dễ bị sao nhãng, thậm chí nhiều lúc xem và thời gian trôi qua lúc nào không hay.

4.4. Kỹ Năng Tập Trung Và Kỷ Luật

Cũng như mình đã đề cập ở trên, chính vì sự tự do về môi trường và không gian nên bạn có thể phân bổ thời gian của mình. Tuy nhiên, bạn phải kỷ luật bạn thân mỗi ngày để làm việc, kỷ luật bản thân làm những điều đôi lúc không muốn. Và không tránh khỏi những lúc thư giãn. Những người đang đi làm fulltime sẽ quen với việc có các quy định, áp lực từ sếp và cảnh tượng sáng đi chiều về để hoàn thành công việc. Tuy nhiên, khi trở thành người làm việc tự do thì chúng ta phải tự quản lý chính mình, sự tự do về môi trường và không gian khiến bạn rất dễ sa đà vào những giờ lướt mạng xã hội, xem phim. Đôi khi sức hút của chiếc giường êm ái tại nhà, hay không gian thật chill ở quán cafe cũng có thể khiến freelancer không cưỡng lại được. Rồi đến cuối ngày nhìn lại thì bạn chưa làm được gì cả, công việc vẫn đang trì trệ.

Là một Freelancer chuyên nghiệp bạn chẳng thể giữ suy nghĩ là làm việc theo cảm hứng đặc biệt với những ai là Content Writer. Như lúc vừa mới bắt đầu vào nghề, mình thường chọn viết những gì mình thích, đợi có cảm hứng rồi mới đặt tay gõ những con chữ. Nếu cứ giữa những điều này thì chẳng thể lâu dài được. Bởi bạn chẳng hoàn thành được công việc gì.

Vì vậy, để làm việc hiệu quả, một Freelancer cần phải tập trung vào công việc, kỷ luật bản thân tránh sao nhãng bởi những môi trường xung quanh hay những cảm giác của chính mình.

4.4. Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề

Công việc Freelancer không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Do tính chất mỗi dự án mỗi khác, sẽ có những khi gặp những khó khăn trong công việc, như bị khách hàng phàn nàn về chất lượng nội dung, deadline gấp hơn… những lúc thế này chỉ một mình phải đối mặt, bạn cần bình tĩnh, linh hoạt để tìm ra phương án khắc phục, giải quyết vấn đề hiệu quả nhất, đảm bảo làm hài lòng phía đối tác, khách hàng.

4.5. Kỹ Năng Giao Tiếp

Trước khi đi đến ký một hợp đồng, chắc chắn bạn sẽ phải nói chuyện và trao đổi với khách hàng, đối tác. Lắng nghe những nhu cầu và mong muốn của khách. Và những lúc này bạn cần thể hiện bản thân và thông qua việc giao tiếp, khách hàng có thể biết được bạn là người như thế nào để quyết định xem có phù hợp hay không để hợp tác. Hay trong quá trình làm việc, sẽ có lúc bạn gặp phải sự cố hay vấn đề như ốm đau.. mà không làm việc và hoàn thành bạn cần phải báo với khách hàng sớm để có thể xin thêm thời gian hoàn thành chứ không nên im lặng… hoặc có lúc vì nhiều việc quá khiến bạn trễ tiến độ bạn sợ hãi hoặc không xem tin nhắn khách hàng…Bởi chúng ta đang làm dịch vụ, nếu dịch vụ không tốt thì về sau chẳng ai muốn thuê và làm việc cùng nên dù có chuyện gì, cứ thẳng thắn trao đổi để hiểu về nhau và dễ làm việc hơn.

5. Những khó khăn của nghề Freelancer

Liệu Freelancer là nghề mà chỉ có mặt lợi như trên? Vậy những khó khăn và hạn chế trong nghề là gì.

Tuy là công việc mang tính tự do và khá thoải mái về thời gian, môi trường làm việc, nhưng freelance cũng là một trong những công việc khá nhiều áp lực. Bạn vẫn phải đối mặt với áp lực về thời gian, hiệu quả công việc từ chính khách hàng của bạn.

Làm Freelancer bởi áp lực khá lớn nên sẽ rất dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể như mình thường bị đau mắt. Rất số ít có thể gắn bó với nghề lâu dài. Bạn cần cân bằng giữa công việc và sinh hoạt, tìm kiếm những phương pháp giúp tinh thần thoải mái hơn. Đặc biệt, đầu tư một không gian làm việc thoải mái, đủ ánh sáng.

Freelancer là người làm việc độc lập, không còn các đồng nghiệp bên cạnh hỗ trợ, không có tập thể để cùng hướng đến mục tiêu lâu dài. Tất cả bản thân đều phải tự lo nên đôi khi họ sẽ có cảm giác cô đơn khi làm việc. 

Nghề Freelance có tính cạnh tranh cao. Làm sao để khách hàng biết đến bạn, tin tưởng và chọn bạn giữa hàng ngàn Freelancer ngoài kia? Để sống tốt với nghề, đòi hỏi bạn phải luôn cập nhật và nâng cao kiến thúc chuyên môn và kỹ năng…

6. Làm Freelancer bắt đầu từ đâu? Trở Thành Freelancer Khó Hay Dễ?

Làm Freelancer bắt đầu từ đâu? Có lẽ là câu hỏi mà nhiều người đang muốn tìm kiếm câu trả lời.

  • Trước tiên hay cho bản thân lý do để quyết định theo công công việc này? Bởi lý do bắt đầu sẽ quyết định đến sự nghiệm túc trong quá trình theo đuổi và dẫn đến sự thành công về sau. Bạn muốn làm một công việc tự do trong khuôn khổ? Bạn muốn làm việc độc lập? Có nhiều nguồn thu nhập nhưng không có sự ổn định hằng tháng? Phân tích những mặt lợi và hạn chế khi làm Freelancer xem liệu bản thân đang có gì và thiếu điều gì?
  • Hãy học tập và chuẩn bị kỹ càng về mặt chuyên môn. Có thể bạn đã đi làm trước đây và muốn làm tự do với công việc đó. Nếu bạn mới bắt đầu, hãy học từ những thứ cơ bản để hiểu về nó. Tất cả kiến thức đều có sẵn trên mạng. Sau đó nếu thực sự muốn nâng cao, hãy tìm những khóa học chất lượng miễn phí hoặc có phí để học.

Nếu bạn muốn học những kiến thức và kỹ năng thực tiễn để làm tốt và nhanh nhất thì có thể học tại khóa học TẠI ĐÂY. Đây là khóa học chị Nhung Phùng dạy chi tiết từ A tới Z về marketing, content, website và mạng xã hội. Bạn sẽ được hướng dẫn làm hầu hết nghề freelancer chỉ với khóa học này. Bản thân mình trước khi làm content và kiếm tiền từ content mình cũng đã học được rất nhiều kiến thức từ khóa học này.

  • Khi học, bạn hãy chọn cho mình 1 lĩnh vực, ngách và đào sâu vào nó. Tránh học lan man cái gì cũng học nhưng không hiểu rõ ngách mình đang làm.
  • Tạo profolio: liệt kê các công việc, dự án đã làm. Ghi đầy đủ thông tin về năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm của mình trong đó để khi hợp tác bạn có thể chứng minh được năng lúc của bản thân với khách hàng, đối tác.
  • Hãy xây dựng thương hiệu cá nhân từ việc lập một Fanpage, website, blog cá nhân,…với số người theo dõi nhất định. Khi sử hữu cho mình một trong các kênh trên thì các công việc và thông tin mình cung cấp sẽ rất chuyên nghiệp. Để có thể tiếp cận khách hàng và tăng độ uy tín của bản thân.
  • Xây dựng network: Với những người làm trong nghề lâu năm, ai cũng phải công nhận rằng network rất quan trọng. Khi mới bắt đầu, khách hàng có thể từ chính những mỗi quan hệ xung quanh bạn như, bạn bè, đồng nghiệp cũ…Và về sau, nếu bạn làm tốt những khách hàng cũ của bạn sẽ giới thiệu bạn nhiều hơn. Hoặc khi bạn có thương hiệu đủ lớn, những người trong nghề sẽ cùng hợp tác với bạn. Bạn cũng có thể xây dựng và mở rộng networking bằng việc kết nối và tham gia trên các group trong ngành.

Chung quy lại, để trở thành Freelancer và gắn bó lâu dài. Hãy cứ bắt đầu và thử sống với nghề để xem liệu có phù hợp hay không.

Cho dù nghề nào đi chăng nữa, hãy luôn hiểu chính mình, kiên trì theo đuổi và không ngừng phát triển.

Freelancer – Hành trình tự thân, tự lo để đi đến sự tự do.

Thấu hiểu trăn trở của nhiều bạn muốn học Content nhưng chưa có điều kiện, mình đã đúc kết tất cả kiến thức và kinh nghiệm của bản thân trong Ebook “Content cho người mới bắt đầu”.

Bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.

Bài viết liên quan: Mình đã học Content như thế nào?

You may also like

Leave a Comment