Mất gốc tiếng Anh bắt đầu lại từ đâu? 5 bước xóa bỏ nỗi lo

by Diên Vĩ

Có thể thấy tiếng Anh ngày càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Là điều kiện cần và mở ra vô vàn cơ hội trong cuộc sống, trong hầu hết mọi công việc, hay xét tuyển Đại học. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng học tốt tiếng Anh. Mất gốc tiếng Anh là nổi trăn trở của rất nhiều người. Vậy làm thế nào để bắt đầu từ con số không hay bạn đã học rồi nhưng đã mất gốc. Hãy cùng mình đón đọc bài viết dưới đây để lên kế hoạch bắt đầu học lại tiếng Anh từ đầu nhé.

Mất gốc Tiếng Anh là gì?

Bạn sẽ là một người bị mất gốc tiếng Anh nếu bạn đang ở một trong những hoàn cảnh sau đây:

  • Bạn học tiếng Anh ở nhiều nơi, học thêm, học ở trung tâm nhưng tiếng Anh vẫn không khá lên được. Vẫn mông lung, khó hiểu và không thể sử dụng được.
  • Bạn không thể giao tiếp khi gặp một người nước ngoài
  • Đọc có thể mù mờ đoán được nghĩa, hiểu được nghĩa, nhưng nghe thì không hiểu gì.
  • Đọc không hiểu gì, vì một câu tiếng Anh không đơn thuần chỉ có từ vựng mà còn có cả cụm động từ, cụm tính từ, thành ngữ.
  • Không có hứng thú khi học tiếng Anh: khó học khó nhớ, học trước quên sau, càng học càng chán. Sợ giao tiếp, sợ tiếp xúc với tiếng Anh. Hoàn toàn không nói được tiếng Anh hoặc nói được rất ít.
  • Bạn không thể nhớ nổi: cấu trúc ngữ pháp, từ mới, quy tắc, bài tập…

Chung quy lại, những điều này chắc ai cũng từng trải qua. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học mãi không tiến bộ. Chương trình học phổ thông với lý thuyết khô khăn, phương pháp giảng dạy từ giáo viên không phù hợp dẫn đến nhàm chán, dễ quên; chưa nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh; hay bạn chưa tìm được phương pháp và lộ trình học hiệu quả…

Và để vượt qua giai đoạn này là cả một quá trình học và luyện tập điều đặn. Để nhìn lại mỗi giai đoạn, mình đã đúc kết được các bước bắt đầu xóa mất tiếng Anh để trở nên tốt hơn. Sẽ trải qua những giai đoạn thế này.

5 bước xóa mất gốc tiếng Anh

2.1. Học phát âm IPA

Bảng phiên âm tiếng Anh IPA – International Phonetic Alphabet

Nếu nói bước đầu tiên chắc chắn mình phải nói đến phát âm, bởi phát âm giúp nhận diện từ vựng, là khởi nguồn cho câu từ để truyền đạt ý tưởng của mình đến người nghe chính xác nhất. Nếu bạn phát âm sai từ vựng bất kỳ người bản xứ sẽ chẳng hiểu bạn đang nói từ gì từ đó việc giao tiếp trở nên khó khăn. Đồng thời, phát âm đúng điều này khiến cho quá trình nghe tiếng Anh của bạn được nhẹ nhàng và chính xác hơn.

Lý do học bảng phát âm IPA, bởi thử hình dung nó cũng như khi học tiếng Việt, chúng ta đều phải học cách hình thành từ và cách đọc nó như thế nào.

Một lưu ý, khi học phát âm hãy học từ giáo viên bản xứ thay vì giáo viên người Việt. Bởi cái gốc rất quan trọng nên hãy luyện tập đúng từ khi bắt đầu, để tránh những lỗi sai thành thói quen xấu rất khó sửa về sau này. Và bạn cần có người theo dõi và sửa giúp bạn.

Trước đây mình từng đi học một khóa học tiếng Anh giao tiếp và học phát âm trong vòng 2 tháng. Và phát âm của mình cải thiện rất nhiều. Khi học phát âm, bạn chú ý xem và thực hành cách đặt lưỡi, phát âm sao cho chuẩn từng âm và có thể chia nhỏ 4 âm mỗi ngày. Bạn nên dùng gương hoặc quay video để xem khẩu hình miệng của mình và ghi lại quá trình luyện tập để xem đúng hay chưa và có thể nhận thấy thay đổi theo thời gian.

Mình gợi ý những nguồn học phát âm sau:

Luyện phát âm IPA

Kênh Youtube của thầy Dan Hauer.

42 ngày phát âm cùng thầy Dan Hauer

Bạn có thể sử dụng ứng dụng ELSA Speak – ứng dụng học phát âm và luyện nói tiếng Anh chuẩn bản xứ được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.

2.2. Học từ vựng cơ bản

Trong giai đoạn mất gốc tiếng Anh, bạn sẽ rất dễ phân vân không biết nên học từ vựng thế nào bởi lượng từ quá nhiều.

Bắt đầu từ những điều cơ bản nhất như một đứa trẻ tập nói tiếng mẹ đẻ, những chủ đề từ vựng mà bạn cần đặc biệt nắm vững ở giai đoạn đầu học một ngôn ngữ, cụ thể là Tiếng Anh sẽ bao gồm các chủ đề sau:

Bảng chữ cáiThời gian, Ngày, Tháng, MùaNghề nghiệpTính từ chỉ tính cáchĐồ ăn, thức uống
Chào hỏiGia đìnhSở thíchTính từ chỉ ngoại hìnhVị trí, nơi chốn
Đếm sốBạn bèHoạt động hằng ngàyBộ phận cơ thểCon vật
Các chủ đề tiếng Anh cơ bản

Khi học từ vựng, bạn chú ý cần nắm kỹ được: cách đọc, cách viết, ‎nghĩa của từ, ‎ví dụ và cụm từ đi kèm thay vì thường chỉ học nghĩa từ vựng đơn lẻ nhé.

Ví dụ: Student/ˈstjuː.dənt/ học sinh

He is a student at Chu Van An High school: Anh ấy là học sinh của trường cấp 3 Chu văn An

Về cách học những từ vựng, để bớt nhàm chán hơn bạn có thể sử dụng các app học từ vựng như Duolingo, Memrise, Quizlet hay Mochi,.. Các app đều có bài giảng và mỗi ngày dành ra một khoảng thời gian nhỏ để học. Mỗi ngày hãy đặt mục tiêu học từ 5-10 từ kèm ví dụ thực tế. Đừng nên đặt mục tiêu quá cao, bạn sẽ dễ bị nản và nhanh chóng bỏ cuộc. Hoặc bạn có thể lên Youtube tự học từ vựng cơ bản theo chủ đề.

Học từ vựng theo chủ đề có hình ảnh và phát âm tại: https://www.languageguide.org/

Sau khi học xong từ vựng, bạn cố gắng áp dụng từ vựng đó vào cuộc sống và ôn lại từ vựng đã học nhiều lần mới có thể nhớ tốt được chúng.

2.3. Học ngữ pháp

Ngữ pháp là phần quan trọng, quyết định câu của bạn có chính xác không. Bởi khi bạn đặt câu hay viết đều phải vận dụng ngữ pháp, vị trí các từ loại trong câu.

Đây là cuốn sách không chỉ riêng mình mà những bạn chuyên ngữ đều sử dụng và giới thiệu đến mọi người. Chỉ cần bạn học cuốn sách này là có thể nắm được toàn bộ ngữ pháp tiếng Anh cơ bản. Nội dung sẽ bao gồm:

  • Các thì Tiếng Anh cơ bản: Thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành, tương lai gần, tương lai đơn, hiện tại hoàn thành tiếp diễn…
  • Các từ loại trong Tiếng Anh và chứu năng trong câu: Danh từ, tính từ, động từ, đại từ, trạng từ, giới từ, liên từ, mạo từ.
  • Các cấu trúc ngữ pháp cơ bản: câu so sánh, câu điều kiện, câu bị động, mệnh đề quan hệ.
  • Cách thành lập từ và cấu trúc câu.
  • Sau mỗi phần lý thuyết, sẽ có bài tập để bạn ứng dụng và làm theo.

Đặt mua 🔜 Sách giải thích ngữ pháp tiếng Anh

2.4 Luyện nghe cơ bản trong giai đoạn mất gốc Tiếng Anh

Sau khi có được những kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp. Bước tiếp theo sẽ luyện nghe. Bạn hãy bắt đầu từ những bài nghe đơn giản nhất.

Có hai cách nghe là nghe thụ động và nghe chủ động.

  • Nghe thụ động: bạn có thế bật bất kỳ đoạn tiếng Anh nào, nghe mọi lúc mọi nơi mà không cần quan tâm đến nghĩa hay nội dung của bài nghe. Ở đây quan trọng là để bạn tập quen dần với giọng của người bản xứ, cách phát âm và ngữ điệu.
  • Nghe chủ động: bạn có thể nghe có phụ đề, nghe chép chính tả. Kiểu nghe này đòi hỏi bạn phải nắm bắt và hiểu nội dung của từ, câu, đoạn văn. Một đoạn bạn nên nghe nhiều lần nhất có thể và học thuộc nó. Đây là phương pháp sẽ mang lại hiệu quả cao nếu bạn kiên trì trong một khoảng thời gian đầu.

Sau khi luyện hết mức độ cơ bản và cảm thấy bản thân đã tiến bộ hơn, các bạn có thể nâng dần mức độ lên để phù hợp với trình độ của mình bằng cách nghe về những chủ đề mà bạn quan tâm và liên quan trực tiếp đến cuộc sống của bạn. Với việc nghe hằng ngày như vậy, kỹ năng nghe của bạn sẽ được tiến bộ rõ rệt.

Các nguồn mình từng nghe:

2.5. Tìm môi trường rèn luyện tiếng Anh

Sau khi đã tự học như trên việc tiếp theo là bạn nên tìm cho mình một môi trường để rèn luyện và đắm mình trong ngôn ngữ này.

Hiện nay có rất nhiều trang kết nối online hoặc bạn có thể tìm kiếm và gặp người nước ngoài ở nơi bạn đang sinh sống. Có một môi trường giao tiếp tiếng Anh sẽ giúp bạn cải thiện đặc biệt phản xạ của bạn cũng sẽ nhanh hơn nhiều.

3. Những tips khác giúp lên trình tiếng Anh

Sau một quá trình từ các bước như trên đảm bảo tiếng Anh của bạn sẽ lên level, bên cạnh đó còn có những tips giúp trong việc học tiếng Anh của bạn

  • Sử dụng tiếng Anh nhiều nhất có thể, ví dụ bạn có thể chuyển sang tiếng Anh, luyện phát âm cùng chức năng SIRI trên điện thoại
  • Theo dõi các tài khoản nước ngoài trên mạng xã hội để đọc những bài đăng tiếng Anh của họ, cách họ sử dụng từ như thế nào.
  • Viết nhật ký bằng tiếng Ạnh
  • Tập suy nghĩ và luyện nói tiếng Anh một mình hoặc tìm người cùng trò chuyện để tăng phản xạ.
  • Luôn dành thời gian mỗi ngày để học đều và luyện tập.

Học bất kỳ một ngôn ngữ nào cũng cần rất nhiều thời gian, một phương pháp phù hợp với bản thân và sự kiên trì, chăm chỉ mỗi ngày. Đặc biệt, với tiếng Anh ai cũng đã tiếp xúc từ bé tuy nhiên phần lớn mọi người mất gốc, để lại lấy gốc khó hơn bắt đầu bởi bạn cần phải quyết tâm hơn.

Hy vọng với những kinh nghiệm mình rút ra từ quá trình học tiếng Anh của mình trên đây sẽ giúp bạn lấy lại gốc tiếng Anh hoặc những bạn mới bắt đầu học. Học ngôn ngữ là một hành trình không ngừng bạn cần sự kiên trì, động lực. Chúc bạn sẽ thành công trên con đường chinh phục tiếng Anh nhé.

Nếu bạn đang muốn học tiếng Anh online. Bạn có thể tham khảo khóa học online của thầy giáo Thế Anh bên dưới nhé.

Tham khảo khóa học TẠI ĐÂY

Đọc thêm:

You may also like

Leave a Comment