07 Công Việc Viết Lách Phổ Biến Bạn Có Thể Theo Đuổi

by Diên Vĩ

Bạn có kỹ năng viết lách? Bạn yêu thích viết lách và muốn biến đam mê viết lách thành một nghề nghiệp trong tương lai? Đây sẽ là một kỹ năng tiềm năng cho bạn bởi thực tế có rất nhiều công việc viết lách bạn có thể theo đuổi và phát triển sự nghiệp lâu dài. Cùng mình tìm hiểu những công việc viết lách phổ biến sau đây nhé!

1. Content writer

Trở thành Content Writer

Content writer là một trong những công việc viết lách mà mình đang làm. Tính tới thời điểm hiện tại mình đã làm được hơn 2 năm. Công việc này giúp mình có thể theo đuổi đam mê với con chữ, vừa mang lại thu nhập chính cho mình và đặc biệt giúp mình cọ xát, phát triển bản thân mỗi ngày thông qua việc nghiên cứu, viết nội dung cho các doanh nghiệp.

Hiện nay với công việc Content Writer, bạn có thể trở thành một người viết tự do hoặc làm việc trực tiếp cho công ty. Để trở thành một Content Writer mình cũng đã đầu tư tham gia các khóa học cùng với sự tự học trước đó.

2. Copywriter

Khác với Content Writer như nhiều bạn vẫn nhầm lẫn, Copywriter là người viết bài quảng cáo bán hàng, hướng tới một đối tượng khách hàng cụ thể. Trong khi đó Content Writer là người viết nội dung với mục đích cung cấp thông tin nhằm tăng sự tương tác, niềm tin với khách hàng.

Những nội dung quảng cáo thường là viết slogan, tagline cho một sản phẩm dịch vụ, hoặc sản xuất nội dung landing page,… Copywriter đòi hỏi kỹ năng viết đúng trọng tâm, đánh vào tâm lý khách hàng để thôi thúc khách hàng thực hiện mua hàng. Chính vì thế, mức phí của Copywriter thường sẽ cao hơn Content Writer. Đặc biệt, nếu bạn có khả năng tiếng Anh tốt, công việc CopyWriting sẽ mang lại cho bạn thu nhập cao.

3. Blogger

Nghề blogger là một công việc sáng tạo nội dung phổ biến, nó bao gồm việc tạo ra và duy trì nội dung cho một blog cá nhân. Nếu bạn có chuyên môn hay quan tâm về lĩnh vực gì bạn có thể trở thành một Blogger về lĩnh vực đó. Các lĩnh vực đề khác nhau như Giáo dục, du lịch, ẩm thực, công nghệ…

Để thu lợi nhuận từ Blog, bạn sẽ có nhiều cách từ việc cài đặt quảng cáo, tiếp thị liên kết hoặc bán những sản phẩm hay cung cấp dịch vụ khác nhau. Một ví dụ cụ thể là blog dienvishare.com của mình, mình đã có được khách hàng biết đến nhờ blog, mình làm tiếp thị sách nhằm giới thiệu những cuốn sách mình cảm thấy hay đến mọi người và xuất bản được một cuốn ebook “Content cho người mới bắt đầu” giúp nhiều bạn học và làm Content.

4. Ghostwriter

Trở thành Ghostwriter

Nếu bạn đã tìm hiểu về Content, khái niệm Ghostwriter không còn quá mới mẻ tại Việt Nam. Ghostwriter được hiểu được giản là “người viết ẩn danh”. Có nghĩa bạn chấp bút nội dung cho khách hàng, tham gia vào nhiều dạng viết khác nhau như blog, sách, bài viết trên truyền thông xã hội, bài phát biểu, và nhiều loại nội dung khác.

Công việc chính của ghostwriter là lắng nghe khách hàng, chấp bút từ những tư liệu thu thập được, biến chúng thành một câu chuyện hoặc nội dung có tính nhất quán và hấp dẫn. Vì vậy, công việc này không chỉ đòi hỏi khả năng viết linh hoạt mà còn đòi hỏi kỹ năng tương tác, sự nhạy bén trong lắng nghe, và khả năng hiểu biết sâu sắc về người mình đang viết cho.

Hiện nay rất nhiều doanh nhân, ca sĩ, người nổi tiếng,… có nhu cầu chia sẻ, lan tỏa câu chuyện cá nhân của mình đến với độc giả, người hâm mộ. Nhưng thay vì bỏ ra nhiều thời gian tự ngồi viết lại câu chuyện của mình hoặc đôi khi viết lách không phải là thế mạnh của họ nên họ thường thuê Ghostwriter.

5. Phóng viên, CTV báo chí

Có kỹ năng viết tốt là một yêu cầu quan trọng đối với một người làm nghề báo. Công việc thường là viết các bài báo ở các mảng khác nhau như thời sự hằng ngày, xã hội, kinh tế, văn hóa – nghệ thuật, giới trẻ…bạn có thể phỏng vấn những người nổi tiếng, nhà khởi nghiệp thành công và đưa tin về họ.

Để trở thành một cộng tác viên báo chí bạn có thể tìm kiếm cơ hội bằng cách chủ động gửi bài viết đến các tòa soạn, trang tin điện tử phù hợp với bạn để có thể cộng tác với họ. Đối với nhà báo, chắc chắn yêu cầu sẽ khó hơn.

6. Biên kịch

Biên kịch là người chịu trách nhiệm viết kịch bản, xây dựng nhân vật, tình huống, viết lời thoại… cho video, phim truyền hình, trò chơi điện tử, và nhiều loại nội dung khác. Gần gũi và phổ biến nhất hiện nay đó chính là người viết kịch bản Tiktok và YouTube. Công việc này đòi hỏi khả năng sáng tạo để tạo ra câu chuyện hấp dẫn và kỹ thuật viết lách để xây dựng cấu trúc kịch bản.

Thù lao nhận được theo mức độ, thời lượng, dự án và thể loại. Ví dụ, mình từng viết kịch bản cho khách có giá 300.000 đồng/ kịch bản với thời lượng dưới 1 phút.

7. Người đào tạo viết lách

Sau khi bước vào thế giới Content, mình mới nhận thấy đây là một nghề thu hút rất nhiều người trong lĩnh vực Content. Nếu bạn có kiến thức và kinh nghiệm cội gạo thì việc trở thành một mentor, trainer, coach là cơ hội tiềm năng dành cho bạn. Tuy nhiên, để đi đường dài với nghề bạn cần thật sự có kinh nghiệm và có tâm. Điều đáng buồn, mình chứng kiến khá nhiều khóa học “thổi phồng” giá rất cao so với giá trị thực mà người học nhận lại.

Ngoài ra còn có những công việc viết lách khác như trở thành Tác giả sách, nhà văn…

Trên đây là 7 công việc viết lách phổ biến bạn có thể tham khảo. Chỉ cần bạn có đam mê và luôn luôn học tập, trau dồi thì rất nhiều cơ hội đang chờ đón bạn.

Bài viết liên quan:

7 cuốn sách về Content hay nhất cho người mới bắt đầu
Tổng hợp tài liệu học Content và Sáng tạo nội dung
Top 10 dạng bài Content thu hút người đọc hiện nay

You may also like

Leave a Comment